Sunday, August 7, 2016

Lớp 2-3: Bài ôn tập đầu năm học (7 tháng 08 năm 2016)

Các em tự đóng sách tiếng Việt cho các bài học mới cho lớp 2-3 năm nay. Học sinh nào vắng mặt, xin vui lòng nhớ mang theo bộ sách cũ vào ngày học sắp tới.

Ngày 7 tháng 8 năm 2016

Tên họ học sinh: ____________________________________________________

Bài ôn

Bảng chữ cái tiếng Việt

Aa Ăă Ââ Bb Cc Dd Đđ Ee Êê Gg Hh Ii

Kk Ll Mm Nn Oo Ôô Ơơ Pp Qq Rr Ss Tt

Uu Ưư Vv Xx Yy

Các dấu trong tiếng Việt:

Dấu sắc (‘)
Dấu huyền (`)
                 Dấu hỏi (?)
Dấu ngã (~)
Dấu nặng (.)

Các phụ âm ghép đã học:

Ch: chờ
Gh: gờ
Gi: giờ
Kh: khờ
Nh: nhờ
Ng: ngờ
Ngh: ngờ (đi với e, ê, i)
Ph: phờ
Qu: quờ
Th: thờ
Tr: trờ

Các nguyên âm ghép đã học:

Ai Oi Ôi Ơi Ui Ưi Ao Eo Oa Oe

Ia Ua Ưa Au Âu Iu Êu Ưu Ay Ây

Am Ăm Âm An Ăn Ân Ac Ăc Âc Ap

Ăp Âp At Ăt Ât Em Êm En Ên

Các nguyên âm ghép sắp tới sẽ học:

Im In Et Êt It Ec Oc Ôc Om Ôm   On Ôn Ơm Ơn

Tập đọc

Trẻ Em Việt Nam ở Hải Ngoại

Được sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ, trẻ em Việt Nam nói tiếng Anh giỏi hơn tiếng Việt, thích ăn thức ăn Mỹ hơn thức ăn Việt. Tuy nhiên, dòng máu các em vẫn là dòng máu Việt Nam. Cha mẹ các em cũng mong muốn các em giữ nếp sống và văn hóa Việt Nam.

Để có thể được xem là một người Việt Nam đúng nghĩa, các em cần tập nghe và nói tiếng Việt, tập đọc và viết chữ Việt. Như vậy, cha mẹ và người lón có thể giúp các em hiểu và sống nếp sống của người Việt Nam. Các em sẽ yêu thích nếp sống Việt Nam vì nó có nhiều điều hay và đẹp.

Nhều học sinh Việt Nam hãnh diện về nguồn gốc của mình. Các em cảm thấy cuộc sống của mình phong phú hơn và sự hiểu biết của mình dồi dào hơn so với các học sinh khác.


Ôn tập về Ngữ Pháp:

Danh từ (Noun): từ chỉ người (trẻ em, cha, mẹ), sinh vật (chó, mèo), đồ vật (ly, đũa), sự vật (giá cả, vốn, lời), sự việc (buổi họp, hội chợ), khái niệm (hy vọng, tình yêu) …
Danh từ chung (common noun): nếp sống, văn hóa, học sinh
Danh từ riêng (proper noun): Việt Nam, Hoa Kỳ

Tính từ (Adjective): từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ (màu sắc: đỏ, đen; đặc tính: cao, lớn, buồn, vui…)

Động từ (Verb): từ chỉ hành động (đi, ăn, ngủ) hay trạng thái (being verb: thì, là)

Trạng từ (Adverb): từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, hay trạng từ khác
Bổ nghĩa cho động từ:
        Lam chạy nhanh.
Bổ nghĩa cho tính từ:
Lam rất cao.
Bổ nghĩa cho trạng từ khác:
Lam chạy rất nhanh.

Các bài học thuộc lòng:

CÔNG CHA NGHĨA MẸ
Công cha như núi Thái sơn,
Nghîa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

CHÚC TẾT
Đầu xuân năm mới chúc Bình An,
Chúc luôn tuổi trẻ, chúc An Khang .
Chúc sang năm mới nhiều tài lộc,
Công thành Danh toại, chúc Vinh Quang .

CHÚC TẾT [2]
Đầu năm kính chúc ông bà,
Sống lâu trăm tuổi cả nhà mừng vui.
Chúc ba hạnh phúc yêu đời,
Chúc mẹ luôn giữ nụ cười tươi xinh.

Hoa Xuân
Hoa đào hé nhụy đón xuân sang.
Năm mới chúc nhau được huy hoàng,
Ông bà, cha mẹ cùng con cháu,
Dân Việt ngày thêm được vẻ vang.

Tên Các Thứ Bánh
Tròn như mặt trăng,
Nó là bánh xèo.
Có cưới, có cheo,
Chính là bánh hỏi.
Ði mà không giỏi,
Nó là bánh bò.
Ăn chẳng biết no,
Nó là bánh ít.
Giống nhau như hệt,
Nó là bánh in.
Mập chẳng muốn nhìn,
Nó là bánh ú.

Vâng Lời Ông Bà
Ông bà tuổi đã già,
Hiểu biết nhiều hơn ta.
Lời ông bà dạy bảo,
Ta chớ nên bỏ qua.

No comments:

Post a Comment