Chủ Nhật ngày 4 tháng 6 năm 2017
Tên họ học sinh: ____________________________________________________
Nhóm: _____________________________________________________________
Lưu ý: để tập trung làm đề thi cuối khóa, các em không cần viết bài hàng ngày trong vở tập viết văn
Bài thi cuối khóa:
Các em soạn bài giảng để dạy tiếng Việt hoặc chơi hoặc sinh hoạt với các em ở lớp nhỏ hơn về bất cứ đề tài nào liên quan đến con người, đất nước, phong tục, và văn hóa Việt Nam.
Bài soạn này sẽ được dùng để dạy cho các em lớp Vỡ Lòng, lớp Mẫu Giáo và lớp Một vào Chủ Nhật ngày 18 tháng 6.
Các bước cần làm:
1.
Các em sẽ bốc thăm xem các em sẽ phụ trách dạy lớp nào (sẽ có 3 nhóm cho 3 lớp)
2.
Các em trong cùng nhóm sẽ hội ý để chọn đề tài
3.
Các em trong cùng nhóm chia cho mỗi thành viên các phần riêng cần soạn, và phân chia trách nhiệm ai sẽ làm gì
4.
Bài soạn có thể viết bằng tiếng Mỹ, nội dung có thể truyền đạt trong lớp trong vòng 30 phút và đề tài khiến các học sinh thích thú và muốn học thêm với các em
Thời gian:
1.
Nộp bài giảng của nhóm vào Chủ Nhật 11/6/2017 (cô giáo sẽ sửa và góp ý)
2.
Các em dùng bài soạn này để dạy cho các học sinh của lớp các em phụ trách vào Chủ Nhật 18/6/17
Bảng chữ cái tiếng Việt
Aa
Ăă
Ââ
Bb
Cc
Dd
Đđ
Ee
Êê
Gg
Hh
Ii
Kk
Ll
Mm
Nn
Oo
Ôô
Ơơ
Pp
Qq
Rr
Ss
Tt
Uu
Ưư
Vv
Xx
Yy
Các dấu trong tiếng Việt:
Dấu sắc (‘)
Dấu huyền (`)
Dấu hỏi (?)
Dấu ngã (~)
Dấu nặng (.)
Các phụ âm ghép đã học:
Ch: chờ
Ngh: ngờ (đi với e, ê, i)
Gh: gờ
Ph: phờ
Gi: giờ
Qu: quờ
Kh: khờ
Th: thờ
Nh: nhờ
Tr: trờ
Ng: ngờ
Các nguyên âm ghép đã học:
Ai
Oi
Ôi
Ơi
Ui
Ưi
Ao
Eo
Oa
Oe
Ia
Ua
Ưa
Au
Âu
Iu
Êu
Ưu
Ay
Ây
Am
Ăm
Âm
An
Ăn
Ân
Ac
Ăc
Âc
Ap
Ăp
Âp
At
Ăt
Ât
Em
Êm
En
Ên
Im
In
Et
Êt
It
Ec
Oc
Ôc
Om
Ôm
Danh từ (Noun): từ chỉ người (trẻ em, cha, mẹ), sinh vật (chó, mèo), đồ vật (ly, đũa), sự vật (giá cả, vốn, lời), sự việc (buổi họp, hội chợ), khái niệm (hy vọng, tình yêu) …
Danh từ chung (common noun): nếp sống, văn hóa, học sinh
Danh từ riêng (proper noun): Việt Nam, Hoa Kỳ
Tính từ (Adjective): từ dùng để bổ nghĩa cho danh từ (màu sắc: đỏ, đen; đặc tính: cao, lớn, buồn, vui…)
Động từ (Verb): từ chỉ hành động (đi, ăn, ngủ) hay trạng thái (being verb: thì, là)
Trạng từ (Adverb): từ dùng để bổ nghĩa cho động từ, tính từ, hay trạng từ khác
Bổ nghĩa cho động từ: Lam chạy nhanh.
Bổ nghĩa cho tính từ: Lam rất cao.
Bổ nghĩa cho trạng từ khác: Lam chạy rất nhanh.
Các bài học thuộc lòng:
CÔNG CHA NGHĨA MẸ
Công cha như núi Thái sơn,
Nghîa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
CHÚC TẾT
Đầu xuân năm mới chúc Bình An,
Chúc luôn tuổi trẻ, chúc An Khang .
Chúc sang năm mới nhiều tài lộc,
Công thành Danh toại, chúc Vinh Quang .
CHÚC TẾT [2]
Đầu năm kính chúc ông bà,
Sống lâu trăm tuổi cả nhà mừng vui.
Chúc ba hạnh phúc yêu đời,
Chúc mẹ luôn giữ nụ cười tươi xinh.
Hoa Xuân
Hoa đào hé nhụy đón xuân sang.
Năm mới chúc nhau được huy hoàng,
Ông bà, cha mẹ cùng con cháu,
Dân Việt ngày thêm được vẻ vang.
Tên Các Thứ Bánh
Tròn như mặt trăng,
Nó là bánh xèo.
Có cưới, có cheo,
Chính là bánh hỏi.
Ði mà không giỏi,
Nó là bánh bò.
Ăn chẳng biết no,
Nó là bánh ít.
Giống nhau như hệt,
Nó là bánh in.
Mập chẳng muốn nhìn,
Nó là bánh ú.
Vâng Lời Ông Bà
Ông bà tuổi đã già,
Hiểu biết nhiều hơn ta.
Lời ông bà dạy bảo,
Ta chớ nên bỏ qua.
Các câu thành ngữ thông dụng:
Hát hay không bằng hay hát
Ăn cháo đá bát
Tham thì thâm
Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Có công mài sắt có ngày nên kim
Mèo khen mèo dài đuôi
Đứng núi này trông núi nọ
Nhập gia tùy tục
Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư
Tối như đêm ba mươi